Văn hóa Nhật bản rất xem trọng hơi thở của tự nhiên nên khi áp dụng vào trang trí nội thất bạn nên tránh, và tiết chế số lượng vật dụng sử dụng. Đồ đạc không nếp xếp chồng lên nhau dày đặc mà nên để thông thoáng, đảm bảo có đủ chỗ trống bên trong căn phòng.
Bạn không nên sử dụng những vật quá dày, nên ưu tiên những nội thất chất liệu mỏng, những vật có bề mặt thô với các quãng hở xuyên thấu giúp ánh nắng tự nhiên có thể dễ dàng len lỏi vào từng góc trong nhà.
Cây xanh rất được phong cách Japandi xem trọng
Nên sử dụng rèm cửa để cho ánh sáng có thể dễ dàng vào nhà
Cây xanh cũng là một điểm nhấn chủ đạo không thể bỏ qua của phong cách Japandi, bạn không cần phải sử dụng quá nhiều cây xanh mà chỉ nên chọn những loại cây có tán thưa, lá thanh mảnh để nhấn mạnh khí chất dịu dàng nhã nhặn của phong cách Nhật Bản.
Sử dụng những cửa kính để đón ánh sáng tự nhiên
Mặc dù đồ nội thất của 2 phong cách có sự khác biệt bởi: đồ nội thất Scandinavian thường được làm từ gỗ sáng. Còn đồ nội thất Nhật Bản thì thường là đồ gỗ được sơn hay phủ màu giúp chúng trở nên tao nhã.
Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, sự kết hợp giữa 2 phong cách này lại trở nên hài hòa không tưởng đấy. Hãy thoải mái sử dụng và sáng tạo theo sở thích của bạn và nhớ kết hợp chúng tinh tế với nhau nhé.
Sự kết hợp hài hòa giữa đồ nội thất 2 phong cách
Đồ gỗ màu sáng kết hợp với đồ gỗ phủ màu độc đáo
Chỉ cần một chút tinh tế là có một không gian độc đáo giữa 2 phong cách
Nội thất phong Japandi là sự cân bằng giữa hai thái cực: một bên là phong cách Nhật Bản bình dị, đơn giản, bên kia là phong cách Scandinavian tinh tế và trau chuốt.
Chúng thường sẽ là những phiến gỗ dày dặn, với những đường nét hữu cơ không quá thanh mảnh làm gợi lên sự bình dị và phóng khoáng. Japandi sẽ hạn chế những nét vuốt không chút khuyết điểm của Scandinavian, thay vào đó thêm vào những đường cong, lồi lõm, tạo cảm giác chân thực hơn rất nhiều.
Phong cách Janpandi mang đậm những đường nét hữu cơ
Phong cách Japandi thường sử dụng những phiến gỗ trang trí
Phong cách Japandi trong nội thất phòng ăn
Tất nhiên phong cách Japandi sẽ không thể nào trở nên hoàn hảo nếu thiếu những điểm nhấn mà xứ sở mặt trời mọc đem lại. Những món trang trí đặc sắc như đèn treo giấy xếp nếp, tủ ghế có mặt lưới đậm chất phương Đông, đồ gốm có thiết kế mộc, tranh màu tối đơn giản hay những bình hoa cầm với một nhánh cây đơn sơ,… sẽ tạo nên không gian với sức hút độc đáo, khiến bạn không thể nào rời mắt.
Đồ trang trí bằng tre nứa tông màu tối rất phổ biến trong phong cách này
Đồ trang trí phong cách Wabi Sabi mang lại cảm giác độc đáo cho người nhìn
Một số đồ trang trí nội thất mang đậm Nhật Bản
Phong cách Japandi sẽ không thường sử dụng những mảng màu pastel ngọt ngào, thay vào đó nó xây dựng cảm giác bình lặng, trưởng thành hơn bên những bảng màu tông gỗ và tông đất. Bạn nên tránh những màu mang sắc thái đáng yêu như hồng hay cam, vì nó có thể phá vỡ khí chất thanh lịch và điềm đạm mà Japandi xây dựng.
Phong cách Japandi với màu sắc nhẹ nhàng
Màu nền lý tưởng cho phòng ngủ
Những gam màu nhẹ nhàng kết hợp với 1 số màu đen là lý tưởng nhất
Bạn nên tránh sử dụng màu nền quá sáng trong phong cách này
Điều làm nên sự khác biệt của phong cách Japandi với phong cách Scandinavian chính là sự mạnh mẽ đến từ những mảng màu đen kết hợp với ánh sáng tự nhiên. Các đồ nội thất màu sáng sẽ được mix match với các món đồ nội thất màu đen theo tỷ lệ 70-30, vừa tạo ra vẻ ngoài yên bình mà cũng thật bí ẩn.
Mix match mang phong cách thiết kế Japandi với các mảng màu đen
Tỷ lệ mix thường là 70 – 30
Bạn cũng nên lưu ý rằng dù cho nội thất có khác màu đi chăng nữa thì cũng nên sử dụng những nội thất có cùng 1 phong cách. Ví dụ: thiên về phong cách Nhật Bản hay chỉ toàn thiên về phong cách đương đại,…
Phòng khách phong cách Japandi
Phong cách Janpandi trở thành xu hướng mới nhất hiện nay
Với thiết kế theo phong cách Japandi, căn hộ rộng 60m2 nhìn rộng hơn hẳn. Đặc biệt, phòng khách có thể chứa được nhiều người vào mỗi dịp tụ họp, ăn uống.
Bếp và phòng khách thông nhau, giúp không gian nhìn rộng rãi.
Do tổng diện tích căn hộ hạn chế nên hai chủ nhà đã sử dụng phong cách Japandi - sự kết hợp giữa phong cách Scandinavian và Nhật Bản truyền thống.
Phong cách Nhật mang đến sự tinh giản trong thiết kế nội thất, giúp tối ưu không gian sinh hoạt, “pha trộn” nét đặc sắc, cá tính của Scandinavian.
Căn hộ Japandi mang gam màu cam đất ấm cúng.
Phần ron giữa gạch thẻ có màu cam, gam màu “ton-sur-ton” với tổng thể căn hộ. Hệ tủ bếp được tinh gọn lại bằng 1 đợt kệ để giảm bớt sự nặng nề và cũng giúp gia chủ bày được nhiều đồ decor. Tường bếp được ốp gạch mosaic dạng đũa khổ lớn.
Từ cửa vào là phòng bếp và phòng khách được thiết kế mở, tạo cảm giác liền mạch, rộng thoáng cho không gian.
Ban đầu, căn hộ 2 phòng ngủ KTS đã thiết kế lại thành 1 phòng ngủ 1 phòng làm việc.
Gam màu chủ đạo của căn hộ là màu cam đất pha với trắng, mang đến vẻ tươi sáng và ấm cúng.
Bàn ăn nhỏ hình tròn, được bố trí thêm một kệ ngồi cực “chill” cạnh cửa sổ. Lò sưởi giả thể hiện phần nào phong cách Bắc Âu. Phần kệ trang trí tạo hình ống nước rất độc đáo.
Những khoảng tường sơn hiệu ứng màu cam đất và cũng giả đất luôn. Khu vực sơn chỉ có 12m2 nhưng tốn đến 23kg sơn hiệu ứng. Trước khi làm, bên đội sơn đã phải gửi chị Ly test mẫu 5 lần mới cho ra được màu sơn ưng ý.
Phòng ngủ lắp đặt tủ quần áo chạm trần kết hợp với kệ đồ tiện nghi, tối ưu diện tích sinh hoạt và chứa quần áo.
Phòng ngủ phụ được hoán đổi công năng thành phòng làm việc.
Một số chi tiết mang màu sắc Scandinavian.
Phong cách Japandi là sự kết tinh giữa những nét đặc sắc nhất của hai phong cách: Nhật Bản trang nhã, tinh tế và Scandinavian lịch lãm, hiện đại. Sự kết hợp độc đáo này tạo thành phong cách Japandi ấm áp, và thoải mái so với phong cách tối giản trước đây. Đây cũng chính là phong cách thiết kế nội thất văn phòng đang làm mưa làm gió hiện nay.
Phong cách Japandi : sự kết hợp phong cách
Phong cách Japandi đơn giản là một phong cách hỗn hợp. Tên gọi “Japandi” chính là từ được ghép từ tên 2 phong cách tạo ra nó bao gồm Japanese (phong cách Nhật Bản) và Scandinavian (phong cách Bắc Âu).
Không hề khó hiểu tại sao các nhà thiết kế lại kết hợp hai phong cách này bởi mặc dù chúng có những khía cạnh khác nhau nhưng lại mang những nguyên tắc tương tự nhau. Scandinavian mang trong mình hơi hướng nhẹ nhàng, sang trọng nhưng hết sức đơn giản. Còn phong cách Nhật Bản thì luôn gắn liền với chủ nghĩa đơn giản và khổ hạnh (asceticism). Vì thế cả hai đều hướng tới sự đơn giản, công năng của nội thất hơn là trang trí.
Phong cách Japandi là phong cách hỗn hợp
Các bạn có thể xem thêm video tham khảo dưới đây:
Phong cách Japandi vô cùng hoàn hảo khi được sở hữu điểm tương đồng của 2 phong cách: đơn giản, không sử dụng nhiều đồ nội thất nhưng mỗi loại đều có công năng cao và nhiều điểm nhấn ấn tượng. Chính điều này đã hội tụ đủ các yếu tố cần có của một nội thất văn phòng hiện đại. Hơn nữa bản chất của phong cách Nhật Bản và Scandinavian đều hướng đến những chất liệu chân thật và ánh sáng tự nhiên.
Những điểm tương đồng của Janpandi với 2 phong cách khác
Các chất liệu như vải gỗ hay đất sét sẽ không được xử lý quá nhiều, để giữ nguyên nét đẹp thuần, dung dị, tự nhiên. Đặc biệt trong nhà sẽ không chứa quá nhiều nội thất nhằm đảm bảo sự thông thoáng.
Ngoài ra, vẻ đẹp của bảng màu gần gũi thiên nhiên sẽ tạo ra sự dễ chịu, mang lại cảm giác thanh thản, bình yên cho gia chủ.
Tuy có nhiều nét tương đồng, nhưng giữa 2 phong cách cũng có 1 số điểm khác biệt như:
Căn hộ mang phong cách Japandi tinh tế, nhẹ nhàng
Nội Thất Nắng Xanh chuyên thiết kế nội thất căn hộ, nhà phố...Quý Khách Hàng có nhu cầu liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Tại sao quý khách nên chọn chúng tôi
Nắng Xanh là một đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nhà, xây nhà mới, sửa chữa nhà, thi công nội thất. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Nẵng Xanh sở hữu một đội ngũ kiến trúc sư và đội ngũ thợ lành nghề. Có năng lực chuyên môn cao, Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giá trị thiết thực.
Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi nhanh chóng nhất qua số HOTLINE 0966.502.743 Email hoặc Hộp Chat...
Sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát thực tế công trình...
Sau khi khách hàng đồng ý với báo giá, chúng tôi sẽ tiến hành thi công công trình với quy...
Chúng tôi tiến hành kiểm tra, hoàn thiện dự án & tiến hành bàn giao cho khách hàng